Trà ép bánh được đóng gói như thế nào?

Sau khi hoàn thành việc chế biến và sấy khô trà sống hoặc trà chín đã được lên men, trà bánh đến công đoạn cuối cùng ép bánh và đóng gói. Bao bì là rất quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm nào, đặc biệt là trà ép bánh. Bao bì của trà ép bánh không chỉ yêu cầu phải đẹp, không chỉ thuận tiện cho việc vận chuyển mà bao bì của nó còn phải phù hợp với quá trình lên men sau này, vì vậy ngay cả ở khâu đóng gói cuối cùng, nhà sản xuất trà vẫn không thể xem nhẹ.

1. Quá trình ép bánh:

1.1. Đầu tiên là ép.

Ép trà là dùng để mô tả công đoạn ép chè dời đã chế biến thành các loại chè ép khác nhau như chè bánh, chè gạch, chè nấm,… theo yêu cầu từng loại sản phẩm sẽ sử dụng các khuôn ép khác nhau. Quy trình ép là: đầu tiên lấy lượng chè dời theo số gam cần thiết theo yêu cầu của sản phẩm. Sau đó cho trà vào nồi hấp chuyên dụng, dùng hơi nước từ từ làm mềm lá trà. Sau đó cho trà đã hấp vào túi vải để tạo hình, nhẹ nhàng xếp thành hình quả bóng để ép dễ dàng, đồng thời nhào lá trà bằng tay để bánh trà được đẹp mắt. Sau khi ép tạo hình lấy bánh trà ra khỏi khuôn, đặt túi bánh trà lên giá gỗ chờ 5-10 phút, khi nhiệt độ của bánh chè bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh thì lại mang ra ép một lần nữa để đảm bảo bánh có hình dạng hoàn hảo. Phương pháp lấy bánh trà cần nhẹ nhàng, nhanh chóng để không làm hư hình dạng bánh trà. Bánh trà sau khi được lấy ra, trải ngay ngắn trên giá để trà khô tự nhiên rồi cho vào phòng sấy nhiệt độ thấp, nhiệt độ phòng sấy luôn dưới 40 độ, thời gian phơi trong bóng râm và thời gian vào phòng sấy phụ thuộc vào các sản phẩm và điều kiện thời tiết khác nhau.

1.2. Kỹ thuật hấp trà.

Những điều cần chú ý trong quá trình ép bánh trà: Chất lượng nước của hơi nước phải sạch, hơi nước không có mùi đặc biệt để không ảnh hưởng đến hương thơm của trà và không cho thêm mùi thơm vào hơi nước khiến trà hấp thụ và làm mất hương thơm của trà; Thứ hai, thời gian hấp trà cần phải được kiểm soát một cách linh hoạt tùy theo tình trạng của trà. Nếu hấp chè quá lâu sẽ có quá nhiều nước trong lá chè khiến lá chè bị biến chất, giảm mùi thơm, dễ bị mốc. Nếu thời gian hấp trà quá ngắn và hơi nước không đủ, làm trà không mềm, khó tạo hình và dễ xảy ra hiện tượng tách dời trà không còn hình dạng bánh trà.

1.3. Phương pháp ép.

Về phương pháp ép hiện nay chia làm 2 loại là ép cối đá cổ truyền và ép máy hiện đại. Ưu điểm của trà ép bánh ép theo quy trình dùng cối đá cổ truyền là bánh trà có độ chặt vừa phải, quá trình chuyển hóa tương đối đồng đều trong quá trình lưu trữ. Ngoài ra, độ chặt của bánh chè không chặt bằng bánh chè ép máy, tốc độ chuyển hóa về sau nhanh hơn bánh chè ép máy. Nhược điểm chính của phương pháp ép chè cối đá cổ truyền là phải có yêu cầu cao về kỹ thuật ép, khó thực hiện, đầu tư nhiều về nhân lực, thiết bị, hiệu quả sản xuất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ưu điểm khi ép trà bánh bằng máy móc hiện đại là tạo hình dáng chuẩn hơn, kích thước ổn định, mùi thơm lưu giữ tốt, hiệu quả cao, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhược điểm chính là bánh chè quá chặt, chuyển hóa ở giai đoạn sau không đồng đều và chậm. Trong quá trình ép, dù là ép cối đá cổ truyền hay ép bằng máy đều có yêu cầu cao đối với người vận hành. Khi ép máy người vận hành máy cần kiểm soát nhiệt độ, thời gian và áp suất trong quá trình ép sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chè ép, kèm theo đó sẽ ảnh hưởng đến mùi thơm và vị của sản phẩm.

Sau khi được ép và sấy khô, trà ép bánh sẽ được đóng gói. Bao bì của trà ép bánh từ xưa đến nay rất đa dạng, đối với những người yêu thích trà ép bánh theo đuổi trà cổ xưa, việc tìm hiểu bao bì của trà ép bánh là một kỹ năng cần thiết, bao bì của các năm khác nhau và các nhà sản xuất khác nhau. Hôm nay, chúng ta tập trung vào các quy trình đóng gói thường được sử dụng ngày nay.

2. Đóng gói không phải chuyện nhỏ, đến bước cuối cùng cũng được trau chuốt:

Trước đây, đơn vị tiêu chuẩn của trà ép bánh được gọi là “bánh hoặc miếng”. Một kiện có 12 ổ (cối) bánh, một ổ trà có 7 bánh, một bánh nặng 357 gam và một ổ nặng 2,5 kg, một kiện có tổng cộng 84 bánh và khối lượng tịnh của cả kiện là 30 kg. Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trường khác nhau nên trọng lượng và cách đóng gói của bánh chè cũng trở nên đa dạng, hiện nay hầu hết các nhà sản xuất chè ép bánh thường sử dụng quy cách đóng gói một kiện là sáu ổ và tổng cộng là bốn mươi hai bánh.

2.1. Hình thức đóng gói.

Bao bì của trà ép bánh thường được chia thành: Tem nhãn hàng bên trong, giấy gói bên ngoài, nhãn của ổ trà, bao bì bên ngoài sẽ gói bằng mo tre. Tem nhãn hiệu của nhà sản xuất được ép trong bánh trà, được sử dụng làm cơ sở để nhận dạng nhà sản xuất, bánh nào cũng có và được gói một lớp giấy bên ngoài.

2.2. Giấy gói.

Giấy gói dùng để gói bánh trà, thường được thiết kế cẩn thận để phản ánh đặc điểm của sản phẩm và nhà sản xuất. Không phải loại giấy nào cũng có thể dùng để làm giấy gói trà ép bánh. Giấy gói trà ép bánh là loại giấy được sản xuất thủ công theo phương pháp cổ xưa, được làm từ vỏ cây, có độ dẻo tốt, độ bền kéo cao, có thể bảo vệ hiệu quả giúp bánh chè không bị hư hại trong quá trình vận chuyển, đồng thời có độ thoáng khí tốt, có tác dụng tốt trong quá trình bảo quản và cất trữ chè tự nhiên.

2.3. Bao bì bằng mo tre.

Lớp bao bì ngoài cùng là lớp mo tre. Thông thường nhà sản xuất sẽ dùng bằng mo cây mai ở vùng Tây Bắc để sử dụng làm bao bì do mo măng của cây này mềm và không có lông. Trong những năm gần đây, số lượng bán hàng tăng mạnh nên vỏ mo tre tương đối thiếu, người ta sử dụng mo măng tre khác nó cứng hơn và nhiều lông hơn. Vật liệu được sử dụng để buộc ổ chè được gọi là lạt tre, là một dải mềm làm bằng cật cây tre.

Công đoạn buộc mo tre bằng lạt tre được thực hiện một cách thủ công. Khi dùng mo tre và lạt tre làm để đóng gói, trước tiên phải ngâm vào nước cho mềm. Mức độ làm mềm cũng điểm quan trọng của công đoạn gói bao bì bên ngoài. Nếu mức làm mềm để lại hàm lượng nước trong mo tre quá cao sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm ẩm sản phẩm chè, sau đó sẽ có vết nước trên giấy gói bên ngoài của bánh chè. Nếu làm mềm mo mà không đủ nước thì mo tre và lạt tre sẽ trở nên cứng và dễ gãy, sẽ không đóng gói được bánh chè. Ưu điểm của việc sử dụng mo tre và lạt tre làm vật liệu đóng gói là: nguyên liệu tự nhiên và nguyên bản, tránh ảnh hưởng môi trường do việc sử dụng bao bì gây ra; ngoài ra, mo tre thoáng khí và che mưa gió, tạo môi trường xung quanh tốt cho trà ép bánh. Vì vậy, từ khi ra đời cho đến nay, mo tre luôn là nguyên liệu đóng gói không thể thay thế của trà ép bánh.

Biên tập viên: Vân Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
facebook-icon